Làm sao để thi công sàn nâng kỹ thuật đạt chất lượng tốt nhất, độ an toàn cao khi sử dụng? Bên cạnh đó tính thẩm mỹ là những yếu tố rất được quan tâm. Sannangkythuat3V.com là đơn vị chuyên cung cấp và thi công các loại sàn nâng kỹ thuật chất lượng cao. Tại đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về quá trình thi công loại sàn này.
Sàn nâng kỹ thuật còn được gọi là sàn thông minh nhờ vào rất nhiều ưu điểm vượt trội mà nó mang lại cho công trình. Hiện nay loại sàn này rất được phổ biến tại các trung tâm máy tính, phòng vi mạch điện tử, nhà máy điện, phòng thí nghiệm, phòng tổng đài,…
Lợi ích của thi công sàn nâng kỹ thuật
– Sàn nâng kỹ thuật là loại sàn được lắp đặt để tạo ra khoảng cách giữa tấm sàn với sàn bê tông bằng hệ thống chân đế. Khoảng cách này là không gian lí tưởng để lắp đặt các thiết bị bên dưới như hệ thống dây dẫn điện, cáp, ống nước,… Những ưu điểm nổi bật của sàn nâng kỹ thuật bao gồm:
– Bảo vệ hệ thống dây dẫn bên dưới tránh bị hỏng hóc do tác động từ bên ngoài môi trường. Nhờ đó tăng thời gian sử dụng được lâu hơn.
– Triệt tiêu bớt Ion+ giúp cho máy móc vận hành chính xác hơn.
– Chất liệu bề mặt sàn nâng có khả năng cách điện rất tốt giúp phòng tránh được rủi ro khi có cháy nổ xảy ra.
– Tăng tính thẩm mỹ cho văn phòng do hệ thống dây dẫn đã được che phủ bên dưới. Mặt sàn cũng vì thế mà sạch sẽ, gọn gàng hơn.
– Làm giảm tiếng ồn và độ rung của máy móc khi vận hành.
Với những lợi ích như vậy, việc sử dụng sàn nâng kỹ thuật tại các phòng máy móc, phòng điều hành,… là rất cần thiết.
Sannangkythuat3V.com đã hoàn thành thi công sàn nâng kỹ thuật cho Công ty TNHH Kurabe. Công ty có địa chỉ tại Số 26 Đại lộ Tự Do, KCN Singapore, Phường Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương. Đây là đơn vị chuyên về sản xuất dây, cáp điện và các linh kiện điện tử khác.
Quy trình thi công sàn nâng kỹ thuật tại Bình Dương
Các bước chuẩn bị: khảo sát mặt bằng và đưa ra kết cấu bản vẽ
– Ngay sau khi tiếp nhận công trình, nhân viên sẽ tiến hành khảo sát thực địa.
– Lên bản vẽ chi tiết về phạm vi công trình, đánh dấu vị trí các thiết bị như ổ điện, cửa, vách ngăn,… Bản vẽ thi công cuối cùng sẽ được chốt sau khi chủ đầu tư phê duyệt.
– Vận chuyển tấm sàn và các dụng cụ dùng để lắp đặt sàn nâng tới vị trí công trình.
– Tập kết và bảo vệ các vật tư và dụng cụ thi công.
Các bước thi công sàn nâng kỹ thuật
Đây là khâu đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định tới chất lượng thi công. Với tất cả các công trình đã thực hiện, chúng tôi luôn rất chú trọng tới quy trình lắp đặt sàn nâng. Các bước thực hiện phải chính xác, tuân theo yêu cầu, chỉ tiêu đã đề ra.
Bước 1: Làm vệ sinh mặt sàn
Tiến hành quét dọn sạch sẽ, dọn sạch các vật liệu trên toàn bộ mặt sàn bê tông.
Bước 2: Xác định chiều cao của hệ thống sàn nâng theo bản vẽ đã đề ra
Lấy vị trí xuất phát là mặt sàn bê tông để tiến hành đo đạc và xác định độ cao sàn nâng theo bản vẽ. Dùng máy cân bằng chuyên dụng tia Laser để xác định độ cao và duy trì trong quá trình thi công.
Bước 3: Chia ô và xác định các vị trí chân đế
Vị trí các chân đế sẽ được xác định bằng việc trực tiếp chia các ô trên mặt sàn. Các vị trí này sẽ được đánh dấu lại để tiện cho việc lắp đặt được chính xác và không bị xê dịch. Chân đế thép có 4 miếng đệm nhựa lắp vào y như đinh vít. Miếng đệm này có tác dụng cách âm rất tốt. Có 2 loại chân đế là loại đầu bằng, dẹt bằng thép mạ dùng cho sàn có độ cao trên 150mm. Loại còn lại là chân đế có đầu múi bằng nhôm thường dùng cho loại sàn có độ cao dưới 130mm.
Hệ thống chân đế dùng để điều chỉnh khoảng cách giữa các mặt sàn nên có thể điều chỉnh linh hoạt theo ý muốn. Chiều cao tối thiểu là 80mm. Chiều cao tối đa tùy thuộc vào loại công trình mà chủ đầu tư yêu cầu. Việc điều chỉnh chiều cao sẽ được thực hiện bằng việc tăng hay giảm mặt bích chân đế. Mặt bích có đường kính 75mm kèm hệ thống ren linh hoạt dễ điều chỉnh.
Bước 4: Lắp đặt hệ thống thanh ngang
– Sau khi dán chân đế xong sẽ tiến hành lắp thanh đỡ ngang bằng việc sử dụng keo dán chuyên dụng.
– Hệ thống thanh đỡ ngang này có tác dụng làm tăng khả năng chịu lực cho mặt sàn. Bên cạnh đó, bề mặt thanh ngang tiếp giáp với mặt sàn có lớp đệm chống ồn rất tốt.
Bước 5: Lắp đặt tấm mặt sàn
Đây là một trong những bước chính trong quá trình thi công sàn nâng kỹ thuật. Sau khi hoàn thành phần lắp chân đế và thanh ngang, các tấm mặt sàn sẽ được đặt trực tiếp bên trên. Với những tấm được cắt ra để khớp với kích thước các cạnh hay góc của phòng sẽ được chèn them keo silicon.
Các tấm sàn nâng được làm bằng thép dạng hộp. Bên trong tấm được đổ bằng xi măng giúp cách âm và chịu lực tốt. Bề mặt tấm được sơn tĩnh điện. Kích thước tiêu chuẩn của tấm mặt sàn nâng là 600x600mm, độ dày 35mm.
Bước 6: Cắt lỗ để gắn hộp điện, mạng, dây dẫn,… dưới mặt sàn nâng
Bước 7: Vệ sinh sàn nâng sau khi đã hoàn thành lắp đặt
Sau khi hoàn thành xong tất cả việc lắp đặt, nhân viên sẽ tiến hành vệ sinh sàn sạch sẽ để bàn giao cho chủ đầu tư nghiệm thu.
Sannangkythuat3V.com là đơn vị thi công sàn nâng kỹ thuật chuyên nghiệp. Chúng tôi đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này với hàng loạt công trình. Trong đó đáng chú ý nhất là đội ngũ thi công dày dạn kinh nghiệm, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Chính điều này đã tạo được uy tín và tin tưởng của đông đảo khách hàng. Với phương châm đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, chắc chắn bạn sẽ hài lòng tuyệt đối khi hợp tác với chúng tôi.
Cuối cùng, hay liên hệ ngay tới Hotline: 0909101112 để được báo giá thi công nhanh nhất. Bạn cũng sẽ được tư vấn miến phí về các vấn đề liên quan tới thi công sàn nâng kỹ thuật.
Miền Nam: 0934191816 (Ms Nguyệt); 0909101112 (Mr Hà)
Miền Trung: 0912421797 (Mr Đức); 0909101112 (Mr Hà)
Miền Bắc: 0974956098 (Ms Hân); 0909101112 (Mr Hà)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: