Sàn nâng đang trở thành xu hướng cho các ngành công nghiệp công nghệ cao hiện nay với nhiều tiện ích mà nó đem lại. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc người ta xây dựng hệ thống này như thế nào không, nếu có thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Chuẩn bị thi công sàn nâng
Đo đạc: Công ty thi công sẽ tới không gian cần thực hiện để đo đạc, lên vị trí mẫu cho các chi tiết như ổ cắm điện, thiết bị, vách ngăn,…
Thống nhất bản vẽ: Công ty thi công sẽ thảo luận với khách hàng để chọn ra mẫu thiết kế ưng ý nhất.
Các bước triển khai thi công sàn nâng
BƯỚC 1: XỬ LÝ TOÀN BỘ NỀN XI-MĂNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
– Nghiệm thu mặt bằng trước khi thi công.
– Dọn vệ sinh những vật liệu còn sót trên sàn xi-măng, đánh bay và tẩy sạch những vết bẩn, vữa. Tất cả nhằm đảm bảo cốt sàn không còn tạp chất gây hại cho hệ thống sàn nâng.
BƯỚC 2: ĐO ĐẠC VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘ CAO CỦA SÀN NÂNG
BƯỚC 3: CHIA Ô SÀN NÂNG VÀ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẾ
– Sau khi xác định được độ cao theo bản thiết kế, công việc tiếp theo sẽ là xác định các chân đế nằm ở đâu bằng phương pháp chia ô trực tiếp lên bề mặt sàn xi-măng.
– Cố định chân đế bằng keo chuyên dụng xuốn sàn xi-măng.
– Điều chỉnh độ cao hệ thống sàn bằng các tăng giảm hệ thống ren linh hoạt của chân đế.
BƯỚC 4: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THANH NGANG
– Thành phần này giúp lực được phân bổ đều khắp mặt sàn, đồng thời triệt tiêu sự dịch chuyển mất ổn định của cả hệ thống. Công việc này được thực hiện sau khi dán chân đế theo đúng quy chuẩn trình tự.
BƯỚC 5: LẮP TẤM MẶT SÀN
– Sau khi đã hoàn thành phân chân đế và thanh ngang thì mới được phép lắp đặt các tấm mặt sàn. Với những tấm nguyên khổ thì chỉ cần đưa trực tiếp lên hệ thống chân đế.
– Với những tấm được cắt nhỏ thì cần quết thêm keo chống mối mọt, nếu có tiếp giáp với tường thì cần chèn thêm miếng băng xốp để tránh những tiếp xúc trực tiếp gây hại của tường.
BƯỚC 6: HOÀN THIỆN
– Sau khi lắp đặt xong, công ty thi công sẽ tiến hành kiểm tra hệ thống lần cuối trước khi bàn giao.
– Vệ sinh toàn bộ hệ thống, làm sạch đánh xi bóng và tạo độ trơ mặt sàn sau đó bàn giao lại cho khách hàng.
Ưu điểm nổi bật của sàn nâng
– Tạo khoảng cách với mặt sàn, cho phép che lấp các hệ thống bên dưới
– Bảo vệ hiệu quả các hệ thống dây điện, cáp điện, ống dẫn nước,… ở dưới sàn
– Gia giảm độ rung và tiến ồn hiệu quả khi vận hành máy móc trên mặt sàn
– Giảm tối đa tác động của dòng điện đến cơ thể người khi xảy ra sự cố
– Chất kiệu không dẫn lửa, hỗ trợ việc di chuyển khi xảy ra hỏa hoạn
– Hạn chế trơn trượt khi di chuyển trên mặt sàn
– Sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí
Quy cách và thông số kỹ thuật
– Hệ thống sàn nâng gồm: khung kim loại hoặc chân đế, tấm với độ cao tùy ý
– Có hai dạng tấm sàn chính: tấm sàn nâng nguyên khối và tấm sàn nâng có lỗ thông hơi.
– Kích thước thường thấy là 60 x 60 cm
– Vật liệu lõi thông thường: nhôm, xi-măng, gỗ, sợi khoáng
– Một vài loại vật liệu chính hiện có: mặt phủ vinyl, mặt phủ HPL, mặt phủ sắt sơn tĩnh điện (OA)
Sàn nâng hay còn gọi là sàn thông minh, sàn kỹ thuật một thiết bị xây dựng được sử dụng ngày càng nhiều trong các công trình xây dựng đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng. Sự nổi bật về tiện ích, chất lượng và khả năng ứng dụng đã khiến sàn nâng kỹ thuật chính là lợi thế nổi bật.
Bản Quyền: 3V Group
Miền Nam: 0934191816 (Ms Nguyệt); 0909101112 (Mr Hà)
Miền Trung: 0912421797 (Mr Đức); 0909101112 (Mr Hà)
Miền Bắc: 0974956098 (Ms Hân); 0909101112 (Mr Hà)